Lựa chọn một máy in mã vạch đúng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, với bài viết dưới đay sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng đắn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của bạn.

Khi đã sẵn sàng để tích hợp máy in tem nhãn mã vạch vào hệ thống doanh nghiệp của bạn, chúng ta có rất nhiều đơn vị cung cấp để lựa chọn. Do đó trước khi đầu tư vào một máy in mã vạch. Bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu các tùy chọn cũng như cân nhắc các yếu tố sau:

  1. Nhu cầu sử dụng: Bạn muốn in bao nhiêu tem, nhãn trong một ngày ? Nếu in khoảng 100-500 nhãn mỗi ngày thì một máy in để bàn có thể đáp ứng chẳng hạn  Zebra GT800 . Nếu in trên 500 nhãn mỗi ngày thì một máy in mã vạch công nghiệp với đầy đủ các kích thước như Zebra ZT230 hoặc Intermec PD43 là một lựa chọn . Và nếu muốn in trên 1000 nhãn mỗi ngày thì Zebra ZT410 hoặc  Intermec PM43 là lựa chọn phù hợp hơn cả .
  2. Môi trường: Môi trường mà máy in hoạt động được đặt ở đâu ? Đây là yếu tố để lựa chọn máy in được thiết kế bằng khung nhựa hay băng kim loại.

·         Đối với chất liệu bằng nhựa: Môi trường phù hợp là văn phòng, bán lẻ, công nghiệp nhẹ ( chủ yếu là dong máy để bàn như Zebra GC420t, Zebra GK420t, Zebra GT800,…)

·         Đối với chất liệu bằng kim loại: Các ngành công nghiệp như : nhà xưởng, kho, bãi,..( chẳng hạn như Zebra ZT410, Intermec PM43, Zebra Xi4 Series,…)

  1. In truyền nhiệt gián tiếp hay trực tiếp

·         In truyền nhiệt gián tiếp: Là hình thức đầu in đốt nóng ruy băng mực chuyển thành hình ảnh dán lên bề mặt nhãn, thẻ. Với cách in này thì chất lượng in đẹp hơn, bền hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn bình thường.và có thể chịu đựng được môi trường hóa chất, độ ẩm, ánh sáng tác động.

·         In truyền nhiệt trực tiếp: Nhiệt đốt nóng trực tiếp từ đầu in xuống nhãn cảm nhiệt mà không cần ruy băng mực, với kiểu in này tiết kiệm chi phí, nhãn in chỉ mang tính chất tạm thời không để được thời gian dài, không chịu được va quệt, hay chịu đựng môi trường ánh sáng, nhiệt độ.

  1. Kích thước nhãn: Hầu hết kích thước nhãn phổ biến hiện nay có độ rộng 4 inch – 10,5 cm, và có thể in nhãn có độ rộng lên tới 8.5 inch – 21.5 cm.
  2. Giao tiếp: Những kết nối nào mà bạn muốn sử dụng tới hệ thống hoặc tới máy tính của bạn ?

Cổng kết nối

Hệ thống

Paralell hoạc Serial RS232

Máy tính

USB 2.0

Máy tính

Ethernet 10/100

Máy tính hoặc hệ thống ERP, SAP

Wireless 802.11 a/b/g/n

Máy tính hoặc hệ thống ERP, SAP

 

  1. Độ phân giải : Độ phân giải quyết định chất lượng nhãn in ra có sắc nét hay không điều này phụ thuộc vào độ phân giải của đầu in. Hầu hết các máy in có độ phân giải phổ biến là 203 dpi có thể đáp ứng hầu hết các ứng dụng đơn giản. Khi có yêu cầu in nhãn chất lượng cao hơn, sắc hơn hơn, mã vạch nhỏ hơn thì cần đến độ phân giải cao hơn đó là 300dpi hoặc 600 dpi tùy thuộc vào những ứng dụng đó.
  2. Các tùy chọn của máy in: Ngoài chức năng in nhãn thông thường thì máy in có những tùy chọn sau nhằm nâng cao hiệu suất công việc

·         Cắt nhãn: Sau khi mỗi nhãn được in thì bộ cắt sẽ cắt nhãn đó và bỏ chúng vào khay đựng.

·         Lột nhãn: Là hình thức sau khi mỗi nhãn được in và bộ lột nhãn tự động bóc những nhãn này để nhân viên sản xuất dán lên sản phẩm hay dán lên bao bì ngay lập tức.

·         Cuộn nhãn: Là hình thức nhãn in được cuộn ngay bên trong máy in và sau khi in xong chúng được mang đi dán lên sản phẩm hay bao bì.

Tin liên quan

Nhận xét

Copyright of Mavachthudo.com